Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2016

Những công dụng của ớt

Để chứng tỏ giá trị của ớt, thấy ớt tuyệt diệu dường nào, và thực phẩm ưu hạng của tim là gì, các bác sĩ ở phương Đông đã làm thực nghiệm sau và đã được đăng trên nhiều tạp chí nơi họ làm thí nghiệm. Các bác sĩ cho vài mô tim sống vào trong một ly thủy tinh ở phòng thí nghiệm được khử trùng có đầy nước chưng cất (distilled water), và nuôi mô tim chỉ với ớt (cayenne pepper), theo định kỳ làm sạch các lớp cặn dưới đáy ly và thêm nước cất. Suốt khoảng thời gian nuôi mô tim, cứ cách vài ngày bác sĩ phải cắt bớt mô tim vì nó phát triển rất nhanh. Không có tuyến yên và tuyến tùng (pituitary and pineal glands) điều khiển, mô cứ tiếp tục tăng trưởng nhanh chóng, vì vậy họ phải theo dõi luôn. Họ nuôi mô tim sống trong 15 năm.
Sau khi bác sĩ qua đời, các cộng sự viên tiếp tục nuôi mô tim thêm hai năm trước khi hủy nó đi vì không cần phải làm thêm nghiên cứu này nữa. Điều này chứng tỏ gía trị dinh dưỡng tuyệt hảo của ớt đối với mô tim. Đây cũng là lý do tại sao rất nhiều trường hợp gây kinh ngạc được sáng tỏ khi người ta sử dụng ớt cho cơn tấn công nhồi máu cơ tim. Vì đa số các trường hợp này là do tim suy dinh dưỡng. Tim không được dinh dưỡng đúng trong thời gian lâu dài đến nỗi nó qúa đói mệt, rồi đến một lúc điều người ta âu lo xảy ra: nhồi máu cơ tim.

Một ly trà ớt đem đến cho trái tim một lượng dinh dưỡng của thực phẩm nguyên chất mạnh mẽ, đem nhanh chóng và kỳ diệu đủ để vực dậy một người trong cơn nguy cấp của bệnh tim. Đây là điều mà mọi người nên biết, vì cơn nhồi máu cơ tim có thể đến với thân nhân hay bạn bè bất cứ lúc nào, đến ngay cả với chính bạn nữa. Trà nóng có tác dụng nhanh hơn thuốc viên (tablet), viên nang (capsule) hay trà lạnh, vì trà nóng làm cho tế bào mở rộng và tiếp nhận ớt nhanh hơn nhiều, và chất dinh dưỡng hiệu năng đi trực tiếp vào tim, qua các động mạch.

Ớt cũng giúp thuyên giảm các chứng bệnh khác như:
- Cục máu đông (blood clots). Ớt rất gía trị trong việc phòng ngừa và làm tan cục máu đông.
- Xơ vữa động mạch hay Xơ cứng động mạch (Atheroslerosis or Arteriosclerosis): Ớt làm mềm thành mạch, mở rộng các mạch máu, tăng sức mạnh cho tim, và làm sạch bên trong thành mạch của hệ tuần hoàn.
- Suy tim sung huyết (Congestive heart failure): Ớt giúp tim được thư giãn và khỏe mạnh, mở rộng các mạch máu, dọn sạch những chất bẩn. Về lâu dài căn bệnh tim trầm trọng có thể hồi phục lại gần như bình thường với việc đều đặn dùng ớt. Uống một muỗng ăn phở bột ớt trong một ly nước nóng.
- Triglycerides cao: Ớt giúp giảm lượng triglycerides là chất béo trung tính tổng hợp từ các carbohydrat cơ thể lưu trữ trong các tế bào mỡ.
- Loạn nhịp tim (Heart arrhythmias): Ớt giúp giảm nhịp tim đập nhanh, tăng cường máu đến tim, ngăn ngừa máu đóng calcium.
- Hỗ trợ tim mạch, lọc máu và kích thích toàn bộ hệ thống cơ thể. Giúp thông các tắc nghẽn ở động mạch, tĩnh mạch và hệ bạch huyết.
- Gia tăng chức năng não bộ, một trong những hiệu qủa tốt nhất là gia tăng lưu thông máu đến vùng đầu và não. Hiệu nghiệm trong việc chống lại chứng nhức nửa đầu (migraine headache) và nhức đầu chùm (cluster headache).
- Có thể cầm máu rất nhanh bằng cách giội rửa vết thương với 1 đến 5 ống nhỏ giọt đầy (1-5 full droppers), sau đó đắp bột ớt cayenne lên vết thương.
- Tăng cường lưu thông máu và giảm hay cầm máu từ vết loét dạ dầy. Khi uống trà ớt, nó sẽ kích thích lưu thông máu. Dùng để trị chứng khó tiêu (indigestion) và ợ nóng (heartburn).
- Giúp tan đờm và nhanh chóng chữa lành các chứng cảm lạnh, cúm. Được dùng như thảo dược làm toát mồ hôi (diaphoretic).
- Giúp hạ cholesterol và ngăn ngừa cục máu đông thành hình bằng cách làm loãng máu và giúp chữa lành trái tim sau cơn nhồi máu cơ tim (heart attack).
- Giúp giảm viêm họng và viêm amidan.
Một lọ rượu ớt trong nhà 

Như vậy, có thể khẳng định, thảo dược số 1 để cấp cứu các trường hợp tim mạch là ớt (cayenne). Ớt càng cay càng chứa nhiều phytochemical, càng tác dụng hơn. Do đó chọn loại ớt cay nhất nếu có thể được. Và để phát huy hết tác dụng của ớt, cách tốt nhất là ngâm rượu. Rượu giúp trích ra được một số chất mà nước khó lấy ra.
Cách làm khá đơn giản: Lấy ớt tươi, ớt càng cay càng tốt, có thể dùng nhiều loại ớt cùng lúc, rửa sạch để thật ráo nước, cắt bỏ cuống, cho vào máy xay (blender), đổ rượu cho ngập bên trên mặt ớt. Xay khoảng một phút hay đến khi được hòa đều. Ớt tươi cho hiệu lực mạnh mẽ. Bạn có thể dùng tươi ngay khi vừa xay, và rất tốt. Nhưng bạn nên cho vào chai thủy tinh, đặt nơi tối không có ánh sáng, mỗi ngày lắc đều vài lần. Sau 14 ngày, lọc bỏ bã. Bạn sẽ được chai rượu ớt để được rất nhiều năm.
Hãy luôn có một chai rượu ớt nhỏ sẵn bên mình trong túi, túi xách tay, trong xe, trong tủ thuốc, nơi bàn làm việc. Bạn cũng nên làm sẵn ớt bột khô dự trữ ở nhà bếp phòng khi cần thiết. (5 - 30 giọt/ nước trái cây cho dễ uồng/3lần/ngày).

Cách chữa ho bằng cây nhà lá vườn cực hiệu quả

Khi bị ho, bạn chớ nên vội tìm đến thuốc. Đôi khi, những thứ tưởng chừng rất đơn giản, cây nhà lá vườn lại có thể giúp bạn đẩy lùi cơn ho hiệu quả.
Gừng – vị thuốc chữa ho từ cây nhà lá vườn cực hiệu quả
Gừng có vị cay, tính ấm, vào 3 kinh phế, tỳ, vị có tác dụng phát biểu, tán hàn ôn trung, tiêu đàm, hành thuỷ, giải độc. Trong hầu hết các thang thuốc Đông y, dù bệnh hàn hay nhiệt, hư hay thực, các thầy thuốc vẫn thường dùng từ 3 đến 5 lát gừng sống.
Ngoài tác dụng hạn chế bớt tính lạnh của các vị thuốc hàn, cách phối hợp này còn giúp cho tỳ vị dễ hấp thu thuốc và người bệnh khỏi nôn ra đối với những thuốc khó uống.
Ngoài ra, tùy theo hình thức sử dụng, gừng có nhiều công dụng khác nhau. Gừng sống còn gọi là sinh khương có tác dụng phát tán phong hàn, chống nôn ói.Các nghiên cứu hiện đại nhất còn chỉ ra, gừng có đặc tính kháng virus và kháng nấm, rất tốt khi dùng để phòng và điều trị cúm, cảm lạnh.
Đồng thời nhờ có đặc tính kháng histamin, gừng giúp hỗ trợ điều trị dị ứng.Theo kinh nghiệm dân gian, dùng gừng với liều lượng hợp lý có thể phòng ho, cảm cúm.
Có nhiều cách dùng khác nhau, nhưng có một cách được nhiều người áp dụng là say gừng nhỏ nhuyễn ra, pha thêm chút nước lọc, bóp lấy nước chia thành từng viên bỏ ngăn đá tủ lạnh.
Mỗi khi tắm thì bạn dùng 1 viên pha vào chậu nước tắm ấm. Phần xác gừng đã được giảm chút cay, ngâm với mật ong. Mỗi tối trước khi đi ngủ bạn uống một thìa cốt pha loãng. Hoặc bạn cũng có thể hấp chín rồi mới dùng.
Bài thuốc trị ho hiệu quả từ hẹ và đường phèn
Chọn khoảng 5-10 lá hẹ và một ít đường phèn. Tất cả cho vào bát, rồi mang hấp cách thủy. Sau đó bỏ xác lấy nước uống. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 2-3 thìa. Cách này được nhiều người dùng vì khá đơn giản và hiệu quả.

Bài thuốc trị đau lưng dân gian từ “cây nhà lá vườn”

Trái mướp Mướp không chỉ là một loại cây leo cho trái để dùng cho bữa ăn hằng ngày mà đó còn là bài thuốc chữa đau lưng hiệu quả. Từ dây mướp cho đến hạt mướp đều có công dụng tốt cho sức khỏe. Mướp có tính bình - mát, vị ngọt, thanh nhiệt giải độc, thông kinh , hoạt lạc... Những người bị đau lưng thì có thể nghĩ ngay đến bài thuốc trị đau lưng bằng mướp dưới đây:
Bài 1: Dây mướp tươi 2m, thái lát mỏng. Sắc uống 2-3 lần trong ngày.        
 Bài 2: Rễ cây mướp và dây mướp già ở gần gốc đem đốt thành tro hoặc sao, đến khi có màu vàng già thì xay nhỏ thành bột. Ngâm uống 2 lần, mỗi lần 6g, chiêu thuốc bằng rượu
Hạt cam
Hạt cam sao vàng, xay nhỏ thành bột mịn. Ngày uống 10g, chia 2 lần, chiêu thuốc bằng rượu nhẹ. Bài thuốc này chủ trị đau lưng do chấn thương gây ứ huyết bên trong.
 Vỏ quả bí ngô (bí đỏ)
 Vỏ quả bí ngô già 60g, hương nhu 15g, đường đỏ 30g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần uống trong ngày. Đậu đỏ
 Ðậu đỏ nhỏ 30g, xơ mướp 12g, củ hành ta (hành tím) 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần uống trong ngày.
Hạt hẹ
Hạt hẹ 12g, vỏ vừng (mè) 15g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần trong ngày.
 Bài thuốc trị đau lưng bằng cách đắp: Các loại thực vật: Lá, rễ, củ... sao nóng và chườm lên chỗ bị đau có tác dụng giảm đau. Đây là cách giảm đau lưng hiệu quả mà ông bà ta hay thực hiện.
Lá lốt
Lá lốt có tác dụng giảm đau, chống viêm được dùng chữa đau lưng, nhức mỏi chân tay rất hiệu quả. Lá lốt và lá ngải cứu, liều lượng bằng nhau, giã nát, chế thêm giấm, chưng nóng đắp, chườm ngày 2 lần để giảm đau lưng.
 Ớt
Khoa học hiện đại đã chứng minh được rằng quả ớt có chứa chất capsicain có tác dụng kích thích não tiết ra hóc môn endorphin, có khả năng gây tê và giảm đau. Trong y học cổ truyền ớt cũng được dùng để chữa trị đau lưng. Dùng 10- 15 quả ớt chín, lá đu đủ, rễ cây ớt giã nhỏ có thể cho thêm một chút rượu sau đó xoa bóp chỗ đau.
Gừng tươi
Chất cay trong gừng tươi đã được chứng minh có khả năng chống lại quá trình ôxy hóa, giảm đau tức thời nhất là cơn đau lưng. Dùng 20g gừng tươi, 15g hành củ, 30g bột mỳ sao nóng rồi đắp nên chỗ đau.
Hạt mướp
Hạt mướp tươi 60g, giã nát, đắp vào huyệt mệnh môn (nằm ở giữa 2 gai đốt sống thắt lưng 3 và 4). Mỗi ngày thay thuốc 1 lần.
Lá tướng quân
Dùng lá cây đại tướng quân, lá ngũ trảo và bồ công anh đem giả nhỏ với ít muối. Xong trộn với ít rượu trắng cao độ (khoảng 40 độ rượu trở lên) xào nóng lên đem đắp vào vùng cột sống bị đau. Hy vọng các bài thuốc trên sẽ giúp mọi người cắt được cơn đau lưng của mình!